Không dùng bia rượu, thường xuyên tập thể dục và giảm ăn tôm, cua, trứng, thịt mỡ là những cách tốt nhất phòng bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa các lipoprotein có chức năng chuyên chở chất béo trong máu khiến mỡ bị thừa không thể tiêu hóa. Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng quốc gia, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch và thường xuất hiện ở người trưởng thành tuy nhiên vẫn có thể phòng ngừa.
Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần thực hiện các thay đổi sau:
Thay đổi thói quen ăn uống
Chất đầu tiên cần giảm trong thực đơn chính là chất béo (lipid). Chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày. Các loại chất béo no như mỡ heo, bò, gà; mỡ trong nước luộc thịt, phô mai, dầu dừa...có thể phải loại bỏ hẳn. Nên dùng dầu lạc, dầu ô liu, dầu đậu nành thay cho mỡ.
Giảm lượng cholesterol trong thức ăn mỗi ngày bằng cách không ăn thực phẩm có nhiều chất này như óc, lòng, tim, gan, thận, trứng, tôm, lươn... Lượng cholesterol nếu có thì không được quá 300 mg/ngày.
Cần tăng lượng đạm (protein) ít béo, cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Lượng đạm nên chiếm khoảng 15-20% tổng năng lượng ăn vào hằng ngày, bao gồm cả đạm thực vật và động vật. Giảm đạm có nhiều mỡ như thịt có nửa nạc nửa mỡ. Nên dùng cá 3-5 lần/tuần, các loại đậu, sản phẩm từ đậu tương, đạm ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt heo thăn.
Để tránh rối loạn mỡ máu, chất bột (chiếm 60-70 tổng năng lượng ăn vào trong ngày) cũng nên được cân chỉnh. Nên tăng cường tiêu thụ rau xanh (500g/ngày), quả chín 100-300g/ngày. Nên sử dụng các loại ngũ cốc không xay quá trắng, tốt nhất là dùng gạo lức và nên kết hợp với khoai củ. Hạn chế dùng đường hoặc mật và nếu dùng thì tối đa là 20g/ngày.
Ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu
Thuốc lá là yếu tố góp phần làm thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch và làm tăng cholesterol gây hại và tăng triglyceride. Đây là sản phẩm chuyển hoá lipid (mỡ) của cơ thể và phản ánh thực trạng rối loạn chuyển hoá lipid. Bình thường các chất này có tồn tại trong máu nhưng thuốc lá sẽ làm chúng tăng cao và điều này chứng tỏ bạn có dấu hiệu rối loạn chuyển hoá.
Tập thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao nhịp nhàng dưới hình thức đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp ở mức độ không gắng sức. Nên tập đủ thời gian và thường xuyên, mỗi lần tập 30-45 phút, ít nhất 3-5 lần trong tuần. Duy trì và phát triển vận động, cố gắng xây dựng thời khóa biểu tập thể dụng và xem đó như một thú vui.
Cuối cùng, mỗi người ở tuổi trưởng thành nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện sớm nếu có dấu hiệu rối loạn mỡ trong máu để kịp thời điều trị.
(Nguồn vnexpress.net)
Thực phẩm bổ dưỡng (tham khảo)
Công dụng: Hạ mỡ máu trong 30 ngày, giúp an thần, ngủ ngon, lá sen có vị đắng chát (khổ sáp) tính bình. Vào 3 kinh tâm, can và tỳ. Có tác dụng thanh thử, lợi thấp, thăng phát thanh dương và chỉ huyết (cầm máu). Chủ trị thử thấp tiết tả (tiêu chảy do nóng ẩm mùa hè), huyễn vận (chóng mặt hoa mắt), phù thũng, thổ huyết, nục huyết (chảy máu mũi), băng lậu, tiện huyết, sản hậu huyết vận (choáng váng sau khi sinh)... Thời xưa, lá sen tươi là vị thuốc rất thông dụng trong dân gian, dùng để chữa trị các chứng bệnh do thử thấp gây nên trong những tháng hè như: cảm nắng, say nắng, đau bụng tiêu chảy... Còn lá sen khô, hoặc đã thiêu tồn tính, dùng để chữa các chứng xuất huyết.
Cách sử dụng: ngày uống 1 hoặc 2 lần sau khi ăn, mỗi lần pha 2 muỗng café với 100ml nước sôi để nguội
Đơn vị phân phối: Sieuthiongba.vn
0 nhận xét